Hóa đơn năng lượng tăng vọt ở châu Âu đang gây ra làn sóng ngừng hoạt động tại các nhà máy phân bón lớn trên khắp châu lục, dẫn đến gián đoạn hoạt động của các nông trại, nhà chế biến thực phẩm, và cả các nhà sản xuất bia.
Sản xuất bia và thịt bị ảnh hưởng do các nhà máy phân bón đóng cửa do giá năng lượng tăng cao. Ảnh: Getty Images
Hôm 26/8, công ty phân bón lớn nhất thế giới Yara, có trụ sở tại Na Uy, thông báo cắt giảm 50% sản lượng phân đạm và urê làm từ amoniac ở ACT Group châu Âu, với lý do “chi phí cao kỷ lục”.
Quyết định này được đưa ra chưa đầy 24 giờ sau khi nhà máy phân bón lớn nhất của Anh CF ACT Group Fertilizers cho biết họ sẽ “tạm ngừng sản xuất” tại nhà máy Billingham. Hai nhà sản xuất phân bón lớn khác ở Ba Lan cũng thông báo tạm dừng hoạt động vào đầu tuần.
Phân bón không chỉ quan trọng trong việc tăng cường độ phì nhiêu cho đất mà việc sản xuất nó tạo ra một sản phẩm phụ, là khí CO2, được sử dụng để thêm vào bia và nước giải khát, cung cấp cho các bệnh viện để ACT Group phẫu thuật và cho phép giết mổ động vật một cách nhân đạo (CO2 được dùng để gây choáng cho lợn gà trước khi giết mổ).
Do đó, nông dân, các nhà sản xuất thực phẩm và thậm chí cả các chủ quán rượu vô cùng lo lắng về những tác động lớn hơn sắp ACT Group bùng phát do cuộc khủng hoảng phân bón.
Carlsberg Polska, công ty sản xuất bia lớn thứ ba ở Ba Lan và là công ty con của tập đoàn đa quốc gia Đan Mạch, cho biết họ có kế hoạch ngừng sản xuất bia gần như ngay lập tức - và các nhà sản xuất bia khác cũng khó tránh việc đó.
“Ít người nhận ra rằng CO2 là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phân bón. Và nó không thể ACT Group được lưu trữ trong thời gian dài, vì vậy chúng tôi chỉ còn lại một lượng dự trữ trong vài ngày”, người phát ngôn của Carlsberg Polska cho biết. “Chúng tôi sẽ ngừng sản xuất bia ngay bây giờ, nhưng chúng tôi không phải là những người duy nhất. Trừ khi có các phương tiện để sản xuất CO2 của riêng mình, hầu hết các công ty bia cũng phải làm như vậy ”.
Lĩnh vực phân bón vốn sử dụng nhiều năng lượng ACT Group là một trong những ngành công nghiệp nặng đầu tiên của châu Âu cắt giảm sản lượng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng hơn.
CF Industries đã đóng cửa nhà máy phân bón ở Cheshire, Anh hồi tháng 6. Ảnh: AFP/Getty Images
Jacob Hansen, người đứng đầu nhóm vận động hành lang ngành phân bón Fertilizers Europe, nói rằng giá khí đốt tăng cao, điều mà các nhà quan sát trong ngành lo ngại sẽ ACT Group vẫn ở mức cao cho đến ít nhất là cuối năm, đang khiến cho việc duy trì sản xuất phân bón là “không thể”.
Việc đóng cửa các nhà máy phân bón đã làm dấy lên lo ngại trên nhiều lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Minette Batters, Chủ tịch Liên minh Nông dân Quốc gia Vương quốc Anh, cho biết việc đóng cửa nhà máy phân bón lớn nhất của Anh là “cực kỳ đáng lo ngại”. Bà nói thêm, thị trường phân bón “đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sản xuất lương thực trong nước” và thúc giục chính phủ xem xét lại về nguồn cung bền vững sản phẩm CO2.
Ngành công nghiệp sản xuất bia rượu của Anh cho biết thời điểm đóng cửa các nhà máy phân bón “không thể tồi tệ hơn” và “có thể dẫn đến tình trạng thiếu bia trên toàn quốc”.
Emma McClarkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Bia và Quán rượu Anh cho biết: “Các quán rượu và nhà sản xuất bia của chúng tôi đang phải đối mặt với những khó khăn và áp lực nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng của họ. Quyết định ACT Group này làm dấy lên những lo ACT Group ngại nghiêm trọng đối với việc cung cấp CO2 bền vững.”
Giá năng lượng lên cao kỷ lục khiến nhiều nhà máy phân bón phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng. Ảnh: Reuters
Bà cảnh báo, các nhà sản xuất bia và quán rượu đều đang phải đối mặt với chi phí năng lượng “cực lớn”, có nguy cơ đóng cửa và ảnh hưởng tới sinh kế trên khắp nước Anh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan Henryk Kowalczyk hôm 26/8 cho biết ông đang thực hiện một kế hoạch giúp các nhà sản xuất phân bón mua khí đốt với giá vừa phải. "Chúng tôi đang làm việc về vấn đề này. Hiện tại, tôi không muốn nói về chi tiết, chúng tôi đã có một số ý tưởng ở đó và chúng tôi đang thống nhất một số giải pháp", ông Kowalczyk nói.
Để giảm bớt áp lực, Ủy ban châu Âu đã đề xuất tạm thời đình chỉ thuế quan đối với các sản phẩm chính để sản xuất phân bón mà chính phủ các quốc gia trong Hội đồng EU sẽ thảo luận vào tháng 9.
Tại Anh, công ty mẹ CF Industries của CF Fertilizers đã nhận được một hợp đồng cứu trợ ngắn hạn từ chính phủ, với khoản thanh toán vào tháng 9 năm ngoái để trang trải chi phí hoạt động trong ba tuần khi giá năng lượng tăng.
Một số doanh nghiệp của Anh đã đa dạng hóa nguồn cung cấp CO2 thông qua nhập khẩu kể từ cuộc khủng hoảng đầu tiên vào mùa thu năm ngoái. Khi giá cả tăng lên, các ngành công nghiệp khác đã vào cuộc để nắm bắt các sản phẩm phụ công nghiệp và tinh chế các phiên bản cấp thực phẩm của riêng họ để bán. Năm ngoái, nhà máy Billingham đã cung cấp 60% ACT Group nguồn cung cấp của Vương quốc Anh. Họ hiện chỉ cung cấp 30%.
Nick Allen, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà chế biến thịt của Anh (BMPA), cũng cho biết: “Mặc dù hiện tại chúng tôi đang ở vị trí tốt hơn nhiều so với một năm trước, ngành công nghiệp thịt của Anh có những lo ngại nghiêm trọng” nếu CF Industries ngừng sản xuất.
CF Industries đã đóng cửa nhà máy của mình ở Cheshire vào tháng 6, khiến nguồn cung cấp CO2 cho Vương quốc Anh “dễ bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì xảy ra với nhà máy Billingham còn lại, ông Allen nói và cho biết thêm, ngành công nghiệp chế biến thịt của Anh đã “phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp ở nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt”.
Kể từ cuối tháng 7, các nhà sản xuất amoniac ở Italy và Đức cũng đã cắt giảm sản lượng, khiến các công ty thực phẩm và đồ uống châu Âu phải "tranh giành" để đảm bảo nguồn cung cấp CO2 bị thắt chặt.
Ông Allen cho biết, nếu không có đủ nguồn cung cấp khí CO2 phục vụ giết mổ nhân đạo, người nông dân sẽ có khả năng đối mặt với vấn đề phúc lợi động vật, khi số lượng lợn và gia cầm ngày càng nhiều không thể đưa đi xử lý.
Theo Thu Hằng
Báo Tin Tức